Tết Nhâm Dần

30-01-2024 //

Gợi í các địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội nổi tiếng nhất

Rate this post

Người Việt Nam chúng ta có những văn hóa rất hay độc đáo. Một trong số đó là việc chào đón năm mới bằng việc đi du xuân, đi lễ đầu xuân vừa để cầu bình an, may mắn trong năm mới, mà còn khám phá văn hóa tâm linh tại các ngôi đền chùa linh thiêng. Đó không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là niềm tin, niềm phấn khởi giúp chúng ta cảm thấy thoải mái để bắt đầu một năm mới an khang thịnh vượng.

Vậy địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội có những nơi nào? Địa chỉ ở đâu? Khi nào thì bắt đầu mở cửa hay cần chú ý những điều gì. Diadiemhanoi.vn cùng bạn khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội nổi tiếng

Dưới đây là 5 địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội có bề giày, kiến trúc đặc sắc và văn hóa tâm linh nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo để trải nghiệm khi dịp Tết đến xuân về đang cận kề.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, được xây dựng từ thế kỷ thứ XI dưới triều đại của vua Lý Thánh Tông. Đây không chỉ là biểu tượng cho sự học vấn mà còn là học viện đầu tiên tại Việt Nam.

Người dân, đặc biệt là nhiều bạn học sinh, sinh viên thường đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để cầu công danh, học vấn và sự thành đạt trong năm mới. Nếu bạn muốn trải nghiệm dịp lễ hội Tết tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thì thường diễn ra từ ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch đến hết ngày rằm tháng Giêng. Trong dịp này, có rất các hoạt động truyền thống, lễ nghi và các triển lãm văn hóa để người dân tham gia như lễ dâng hương, xin chữ, hội sách,…

  • Địa chỉ: số 58 Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 3km.
  • Giờ mở cửa: 08h00 – 17h00 từ thứ 2 đến chủ nhật
  • Giá vé tham quan: Người lớn: 30.000 đồng/người. Trẻ em 15 tuổi trở xuống: Miễn phí

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một biểu tượng văn hóa với kiến trúc đặc sắc, với những con đường đá cổ kính, những bia thi văn, tiến sĩ. Cảnh đẹp của cổng Tam Quan, Hồ Văn, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, vườn Giám, Khuê Văn Các… các ngôi đền nhỏ và khu vườn xanh mướt tạo nên một không gian yên bình và trang nghiêm.

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Học viện đầu tiên tại Việt Nam
Văn Miếu Quốc Tử Giám – Học viện đầu tiên tại Việt Nam

Chùa Hương – địa điểm du xuân nổi tiếng

Chùa Hương được biết đến “vùng đất thiêng” là Quần thể văn hóa và tôn giáo mang đậm giá trị lịch sử lâu đời. Chùa Hương bao gồm hàng chục ngôi chùa, đền và đình linh thiêng, thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến tham quan bởi không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và tuyệt đẹp. Nơi đây còn sở hữu hiến trúc đền chùa, các hang động lớn vô cùng độc đáo.

Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp  và kiến trúc đền chùa độc đáo, Chùa Hương luôn thu hút hàng ngàn khách thập phương đến tham quan, lễ bái mỗi năm, đặc biệt là vào dịp lễ hội Hương Tích diễn ra từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch.

Người dân thường đến Chùa Hương để cầu tài lộc, sức khỏe và cầu cho năm mới bình an, thuận buồm xuôi gió. Lễ hội chùa hương diễn ra từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch vô cùng náo nhiệt, được nhiều phật tử khắp nơi đổ về với các nghi thức tín ngưỡng, hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống vô cùng đa dạng và đặc sắc.

  • Địa chỉ: Nằm ở xã Mỹ Đức, huyện Hương Sơn, Hà Nội. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km.
  • Giờ mở cửa: từ 6:00 đến 18:00 từ thứ 2 đến chủ nhật
  • Giá vé tham quan: Vé thắng cảnh 80K/người, vé đi đò 50K/người (Khứ hồi), vé đi cáp treo 180K/người (Khứ hồi)

Ngoài đi lễ chùa, Chùa Hương nằm giữa cảnh quan núi non hùng vĩ, với những hang động thiêng liêng và cảnh đẹp hoang sơ của vùng núi rừng miền Bắc. Nơi đây cũng có những hoạt động du lịch, thăm quan di tích lịch sử, kiến trúc tâm linh đặc sắc như ngồi đò trên dòng suối Yến, thả hồn vào cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. Nếu có sức khỏe, bạn có thể leo bộ lên những bậc thang đến chùa Trong và Động Hương Tích linh thiên và đẹp mắt. Bạn cũng có thể đi cáp treo để ngắm nhìn toàn cảnh chùa Hương từ trên cao.

Khung cảnh hùng vĩ khi trải nghiệm đi đò vào chùa Hương
Khung cảnh hùng vĩ khi trải nghiệm đi đò vào chùa Hương

Phủ Tây Hồ

Nếu bạn cần tìm địa điểm du xuân đầu năm nổi tiếng ở ngay tại Hà Nội thì chắc chắn không nên bỏ qua Phủ Tây Hồ – một ngôi đền phủ cổ kính nằm bên bờ hồ Tây Hồ – Hà Nội. Nơi đây linh thiêng nổi tiếng thờ Chúa Liễu Hạnh – một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam.

Phủ Tây Hồ, người dân thường đến để cầu công danh may mắn và tài lộc, thịnh vượng trong năm mới. Trong các dịp lễ, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán, Phủ Tây Hồ thường tổ chức các hoạt động tôn vinh các vị thần thánh cùng với các nghi lễ truyền thống. Điều này tạo ra một không gian tâm linh và văn hóa đầy sắc màu và phong cách.

  • Địa chỉ: Tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 5km.
  • Giờ mở cửa: 5 giờ sáng đến tầm 7 giờ tối các ngày trong tuần.
  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Phủ Tây Hồ nằm tại bờ hồ Tây Hồ, một trong những hồ nước đẹp và yên bình nhất ở Hà Nội. Cảnh quan xung quanh hồ Tây Hồ vô cùng thơ mộng với những hàng cây cổ thụ và ngôi đình lịch sử. Bên cạnh hồ, bạn còn có thể thưởng thức những món ăn ngon và đặc sản tại các quán ẩm thực ven hồ như bún ốc, bánh tôm cũng rất thú vị.

Phủ Tây Hồ - Địa điểm du xuân nổi tiếng ở Hà Nội
Phủ Tây Hồ – Địa điểm du xuân nổi tiếng ở Hà Nội

Chùa Quán Sứ

Vào dịp Tết Nguyên Đán, chùa Quán Sứ được rất nhiều người tìm đến vừa là để cầu bình an, may mắn, sức khỏe, vạn sự hanh thông cho bản thân và gia đình và cũng vừa là địa điểm du xuân đầu năm cực kì thu hút du khách thập phương.

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thời kỳ Lý – Trần, với kiến trúc đặc sắc và tinh tế. Những cột trụ, hành lang, và những mái nhà được chế tác tỉ mỉ làm nổi bật sự trang nghiêm và tinh tế của ngôi chùa. Chùa Quán Sứ chứa nhiều bảo vật vô cùng quý giá, bao gồm các tượng Phật và các tác phẩm điêu khắc truyền thống. Chùa còn là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

  • Địa chỉ: 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: tất cả các ngày trong tuần, sáng từ 07:30 đến 11:30, chiều từ 13:30 đến 17:30
  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Nằm gần các điểm tham quan lớn khác như Hoàng Thành Thăng Long, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và Chùa Trấn Quốc bạn cũng nên ghé thăm trong chuyến du xuân đầu năm 2024 này nhé.

Chùa Quán Sứ - Ngôi chùa kiến trúc đặc biệt giữa lòng Thủ Đô
Chùa Quán Sứ – Ngôi chùa kiến trúc đặc biệt giữa lòng Thủ Đô

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là một trong những ngôi đền quan trọng và là địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội rất đẹp, nổi tiếng với kiến trúc uy nghi, được xây dựng vào thế kỷ thứ 18 trên hòn đảo nhỏ giữa hồ Hoàn Kiếm tuyệt đẹp trên mặt nước yên bình.

Du xuân tại Đền Ngọc Sơn thường là để cầu sức khỏe, an lành và thành công trong cuộc sống. Khu điện thờ Văn Xương Đế Quân tại Đền Ngọc Sơn cũng là nơi mà học sinh và sinh viên thường đến để cầu cho học tập và thi cử của mình, mong muốn mọi điều diễn ra thuận lợi và đạt được thành công.

Trong các dịp lễ, nhất là dịp Tết Nguyên Đán, Đền Ngọc Sơn thường tổ chức các nghi lễ truyền thống cùng như lễ dâng hương vào Mùng 1 tết với hoạt động văn hóa đặc sắc.

Địa chỉ: Nằm trên Hồ Hoàn Kiếm, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Để đến đây, bạn có thể đi qua cầu Thê Húc từ bờ hồ Hoàn Kiếm.

Giờ mở cửa:

  • Từ thứ Hai đến thứ Sáu, đền mở cửa từ 7:00 – 18:00
  • Thứ Bảy và Chủ nhật mở cửa từ 7:00 – 21:00

Giá vé tham quan:

  • Người lớn trên 15 tuổi: 30.000 VNĐ/vé
  • Sinh viên: 15.000 VNĐ/vé (cần xuất trình thẻ sinh viên)
  • Trẻ em dưới 15 tuổi: miễn phí

Nằm bên cạnh Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút được nhà nho Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào đầu thế kỷ 19, tháp mang nét kiến trúc cổ kính, tượng trưng cho sự hiếu học và tinh thần văn hóa. đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh). Ngoài ra còn có Cầu Thê Húc, Đình Trấn Ba, Đài Nghiên với kiến trúc vô cùng độc đáo và cổ kính. Tất cả đã tạo nên một quần thể kiến trúc hoàn hảo, oai nghiêm giữa Hồ Hoàn Kiếm.

Đền Ngọc Sơn - Ngôi đền tuyệt đep nằm ngay giữa lòng Hồ Gươm
Đền Ngọc Sơn – Ngôi đền tuyệt đep nằm ngay giữa lòng Hồ Gươm

II. Địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội

Ngoài các địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội thì bạn cũng có thể tham khảo một số gợi í về các địa điểm du xuân đầu năm ở xunh quang Hà Nội trong hành trình tìm chốn an nhiên đầu năm của mình nhé.

Đỉnh Thiêng Yên Tử – Quảng Ninh

Yên Tử được biết đến là một địa điểm du lịch tâm linh ở Quảng Ninh vô cùng nổi tiếng với hệ thống các di tích lâu đời được rất nhiều các Phật tử tìm tới cho chuyến du lịch tâm linh du xuân đầu năm và lễ bái. Nơi đây được biết đến là nơi nhiều vị vua triều Lê và triều Nguyễn thường xuyên đến để tu tập và cầu an.

Đỉnh Thiêng Yên Tử, là một trong những điểm hành hương lớn nhất ở Việt Nam và là đỉnh núi cao nhất trong dãy Yên Tử. Trong dịp lễ đầu năm và các dịp đặc biệt, Đỉnh Thiêng Yên Tử thường tổ chức các lễ hội truyền thống, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia.

Lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày mùng 10 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ công lao của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông và cầu mong cho một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa, và hạnh phúc bền vững.

  • Địa chỉ: Xã Đồng Đăng, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng 40km.
  • Giờ mở cửa: Tất cả mọi thời điểm trong tuần
  • Giá vé tham quan: Miễn phí
  • Giá cáp treo: 320.000 VNĐ/Vé/ khứ hồi 2 chặng

Để lên đến đỉnh Yên Tử, du khách có hai lựa chọn đó là đi bộ hoặc đi cáp treo. Đỉnh Thiêng Yên Tử nằm giữa một cảnh quan núi non hùng vĩ, bao quanh là những rừng cây xanh mát. Trên đỉnh núi, có nhiều di tích lịch sử và kiến trúc tâm linh như chùa Trình, chùa Đồng, chùa Thông Thiên…

Chùa Thiên Tử nằm trên vị trí núi cao
Chùa Thiên Tử nằm trên vị trí núi cao

Lễ Hội Chùa Tây Thiên – Vĩnh Phúc

Lễ Hội Tây Thiên là một trong những lễ hội lớn và quan trọng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Diễn ra vào ngày 15/2 Âm lịch tại chùa Tây Thiên – một trong bà thiền viện lớn nhất Việt Nam. Lễ hội không chỉ là nơi thể hiện đức tin mà còn là dịp để cộng đồng và du khách tham gia vào các hoạt động văn hóa, tâm linh, du xuân đầu năm mới.

Chùa nổi tiếng là nơi thờ Phật và thờ Mẫu rất thiêng, thu hút rất nhiều phật tử đến hành hương lễ Phật. Bên cạnh đó du khách còn được tham gia các hoạt động trong lễ hội đặc sắc như:

  • Lễ rước kiệu: Một trong những hoạt động trọng điểm, người dân và đạo tràng thường tham gia vào lễ rước kiệu linh thiêng, trên đường phố và lên đỉnh núi.
  • Lễ cầu an và cầu phúc: Lễ hội là dịp để mọi người cầu bình an, tài lộc, sức khỏe và sự bảo hộ của các vị thần linh.
  • Các sự kiện nghệ thuật và văn hóa: Lễ hội còn mang đến nhiều sự kiện nghệ thuật truyền thống, như múa rối nước, hát chầu văn, và các biểu diễn nghệ thuật dân gian.

Địa điểm: Chùa Tây Thiên, xã Tam Dao, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 50km.

Giá vé tham quan: Miễn phí

Giá vé cáp treo khứ hồi:

  • Người lớn: 240.000 đồng/người,
  • Trẻ em từ 1m – 1,3m: 160.000 đồng/trẻ em,
  • Trẻ dưới 1m: Miễn phí.

Giá vé xe điện: 20.000đ/người (khứ hồi: 40.000đ/người)

Bên cạnh không gian tham quan, cầu khấn, du khách còn có thể ngắm cảnh sắc và thả mình vào cảnh núi non trùng điệp hùng vĩ và nền thơ, thanh tịnh đầy hứa hẹn.

Chùa Tây Thiên - Ngôi chùa thiêng liêng tại Vĩnh Phúc
Chùa Tây Thiên – Ngôi chùa thiêng liêng tại Vĩnh Phúc

Lễ Hội Đền Hùng – Phú Thọ

Lễ Hội Đền Hùng là một trong những sự kiện lịch sử và tâm linh quan trọng nhất của Việt Nam. Được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch tại khu di tích Đền Hùng , nơi tôn vinh và kính dâng các vị vua Hùng, những người được xem là cha ông của dân tộc Việt Nam.

Lễ Hội Đền Hùng không chỉ là sự kiện tâm linh mà còn là cơ hội để cả nước tưởng nhớ và tri ân công đức của các vị vua Hùng trong ngày “Giỗ tổ Hùng Vương” thông qua các hoạt động lễ hội vô cùng đặc sắc.

Lễ Hội Đền Hùng thường diễn ra với các nghi lễ cầu siêu, lễ cúng, rước kiệu, và các hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân, múa rồng. Ngoài ra còn có các cuộc thi làm bánh dày, bánh chưng để dâng lễ tới các vua Hùng.

Địa điểm: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 85km.

Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật

Giá vé tham quan:

  • Vé vào bảo tàng 15.000/khách.
  • Vé đi xe điện 50.000/khách.
  • Vé lên các ngôi đền 10.000/khách.

Đền Hùng được xây dựng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, với kiến trúc độc đáo và trang trí lối đi với nhiều cổng đá và bậc thang. Từ đỉnh núi, người ta có thể nhìn toàn cảnh đẹp của đồng bằng sông Hồng hay tham quan các đền chùa, cột đá, giếng cổ vô cùng linh thiêng và đậm chất văn hóa.

Du khách rất đông tìm về Đền Hùng mỗi dịp đầu xuân
Du khách rất đông tìm về Đền Hùng mỗi dịp đầu xuân

Chùa Tam Chúc – Hà Nam

Tam Chúc là một quần thể danh thắng tâm linh vô cùng rộng lớn, nổi bật là chùa Tam Chúc – một trong những ngôi chùa được biết đến là lớn nhất trên thế giới. Nơi đây không chỉ tập trung những cảnh đẹp hoang sơ và hùng vĩ của thiên nhiên, mà còn là một trung tâm quan trọng trong việc nuôi dưỡng, phát triển, và truyền bá những giá trị văn hóa Phật giáo mang tầm quốc tế.

Lễ Khai Hội tại chùa Tam Chúc diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm có nhiều hoạt động thú vị như rước kiệu, diễu hành đạo quân, lễ cúng, các phần thi nghệ thuật truyền thống, cùng với các hoạt động vui chơi, giải trí dân gian. Đây không chỉ là dịp để cầu phúc, an lành, may mắn cho năm mới mà còn là dịp để mọi người kết nối với tâm linh, du xuân và giải trí đầu năm.

  • Địa chỉ: Thị trấn Kim Bảng, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60km.
  • Giờ mở cửa: từ 6h tới 21h, tất cả các ngày trong tuần
  • Giá vé tham quan: Miễn phí.
  • Vé xe điện: 90.000 đồng/khách (Khứ hồi)

Chùa Tam Chúc với không gian yêu bình, kỳ vĩ với hồ nước rộng lớn, núi non. Toàn bộ khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc rộng rãi được chia thành nhiều khu, bạn có thể thỏa sức khám phá và chiêm bái lễ Phật với các điểm thăm quan nổi bật như: Đảo Cò, Đình làng Tam Chúc, Tam quan nội, Vườn Cột kinh, Điện giáo chủ, Chùa Ngọc, Chùa Ba Sao,.. rất đáng là địa điểm du xuân gần Hà Nội đầy hứa hẹn dành cho du khách.

Chùa Tam Trúc - Ngôi chùa lớn nhất thế giới
Chùa Tam Trúc – Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Quần thể chùa Bái Đính bao gồm nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. Chính điện chùa Bái Đính là nơi thờ Phật với những tượng Phật lớn, cùng với nhiều công trình phụ như nhà điều hành lễ, chánh điện, tháp chuông, đền thờ Tổ… Ngoài ra, có các hầm chứa di tích, hầm chứa 500 tượng Phật nhỏ, những bức tượng Phật đá lớn, tượng Thế Tổ và các ngôi đền linh thiêng.

Du xuân tại Chùa Bái Đính thường là để cầu tài lộc, sức khỏe và an lành trong năm mới. Trong dịp lễ, đặc biệt là dịp Tết Nguyên Đán, chùa Bái Đính thường tổ chức các hoạt động lễ hội với các nghi lễ tôn giáo và văn hóa. Các hoạt động bao gồm lễ cúng, rước kiệu, diễu hành và các hoạt động văn hóa truyền thống.

Địa chỉ: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 95km.

Giờ mở cửa: từ 6h tới 21h, tất cả các ngày trong tuần.

Giá vé tham quan:

  • Để vào chùa du khách cần thuê dịch vụ xe điện từ 30.000 – 40.000 đồng/ người.
  • Giá thăm quan Bảo Tháp 50.000 đồng/ người lớn.

Chùa Bái Đính nằm giữa cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời, bao quanh là những ngọn núi đá với hình thù đặc biệt, hang động ngoạn mục và không gian yên bình. Quần thể chùa với những công trình kiến trúc vững chãi, những tượng Phật linh thiêng tạo nên một không gian trầm mặc và đẹp mắt.

Không gian non nước hữu tình tại chùa Bái Đính
Không gian non nước hữu tình tại chùa Bái Đính

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho – Bắc Ninh

  • Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, thị trấn Lý Thường Kiệt, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km.
  • Giờ mở cửa: từ 06:30 – 18:00. Tất cả các ngày trong tuần.
  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho là một trong những lễ hội tín ngưỡng quan trọng tại Bắc Ninh, là nơi thờ một vị Thánh Nhân có công lớn cho đất nước từ thời phong kiến nhà Lý. Lễ hội diễn ra vào ngày 12/1 âm lịch được coi như là hình thức cúng giỗ cho Bà Chúa Kho nên hằng năm cứ đúng ngày đó sẽ tiến hành nghi lễ cúng bái và làm lễ long trọng nhất.

Đền Bà Chúa Kho được rất nhiều phật tử tứ phương đổ về, đặc biệt là thời điểm du xuân đầu năm và đi lễ cầu bình an, sức khỏe và tài lộc. Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với nghi lễ “vay vốn” đền Bà Chúa Kho. Đầu năm đi vay, cuối năm đi trả. Vậy nên cứ vào đầu năm những người làm ăn, buôn bán lại tìm về đây để vay vốn với quan niệm vốn được vay của Bà Chúa Kho sẽ dễ dàng sinh lời, buôn may bán đắt, đem lại sự giàu sang may mắn.

Lễ Hội Đền Bà Chúa Kho thường diễn ra các hoạt động bao gồm các nghi lễ cầu phúc, dân lễ vật, và rước kiệu. Các hoạt động diễu hành đánh trống, khua chiêng, múa cờ,….tạo nên một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân gian và tín ngưỡng của địa phương.

Khi đi du xuân tại các địa điểm linh thiêng cần chú í

Các điểm lễ đền chùa đầu năm vô cùng linh thiêng nên khi đi tham quan viễn cảnh hay thỉnh hương, lễ bái tại đây, du khách cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Chuẩn bị trang phục phù hợp:

  • Du khách nên mặc trang phục kín đáo, trang trọng, màu sắc nhã nhặn và tôn trọng văn hóa tôn giáo.
  • Tránh mặc quần áo ngắn cũn, và thiếu tế nhị, để không làm xúc phạm tâm linh và giữ cho không gian đền chùa được linh thiêng.

Hành vi khi thăm quan:

  • Di chuyển nhẹ nhàng và tránh làm ồn ào. Du khách nên giữ sự trầm lặng và tránh cười nói to tiếng trong các khu vực linh thiêng.
  • Giữ trật tự khi thăm các điểm cúng bái, không làm phiền người khác đang thực hiện nghi thức tâm linh.
  • Không dẫm lên hoa cỏ, cây cối, vứt rác đúng nơi quy định.

Thái độ tôn trọng:

  • Tôn trọng tượng đài, bảo tàng, và các cảnh quan tâm linh. Không nên chạm vào các hiện vật tâm linh một cách không cần thiết.
  • Nếu có hướng dẫn viên, lắng nghe và tuân theo hướng dẫn của họ để hiểu rõ hơn về lịch sử và ý nghĩa tâm linh của đền chùa.
  • Khi thắp hương, cầu nguyện, hoặc thực hiện các nghi lễ tâm linh, du khách cần tuân thủ các quy tắc như cởi giày, không đội mũ, che ô theo quy định của đền chùa.
  • Nếu muốn quay phim, chụp ảnh nên xin phép ban quản lý nhà chùa và giữ yên tĩnh để không làm ảnh hưởng đến mọi người.

Chuẩn bị ăn uống:

Trong thời điểm đầu năm, nhiều địa điểm ăn uống chưa mở cửa, việc chuẩn bị thức ăn hay liên hệ đặt bàn trước với các nhà hàng là cần thiết, đặc biệt là vào mùng 1 và mùng 2 tết. Bạn cũng nên tìm hiểu và chọn những quán ăn ngon, giá cả phù hợp và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chọn nơi nghỉ ngơi:

Đặt phòng trước để tránh tình trạng “cháy” phòng khách sạn, đặc biệt là vào các dịp cao điểm. Bạn nên gọi đặt phòng từ 3-4 tuần trước theo lịch trình chuyến đi để có chỗ ở phù hợp và giá hợp lý.

An toàn và cảnh giác:

  • Vì những điểm du lịch đầu năm thường đông đúc, hãy giữ gìn cẩn thận với món đồ có giá trị như ba lô, túi xách, trang sức, điện thoại, ví tiền,.. để tránh rủi ro cướp giật hoặc trộm cắp.
  • Tránh những địa điểm quá đông người để tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy
  • Lựa chọn những điểm vui chơi, tham quan thoải mái, không ồn ào, để trải nghiệm chuyến đi một cách thư giãn trong những ngày đầu năm.

Du xuân không chỉ là một chuyến du lịch đơn thuần mà còn là dịp để chúng ta thư giãn, khám phá văn hóa và cầu may, cầu an cho một năm mới tràn đầy năng lượng tích cực. Mong rằng những địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội trên đây là những gợi í bổ ích, giúp mọi người có sự lựa chọn phù hợp trong hành trình đầu năm của mình.

Nguồn: Địa điểm Hà Nội

Diadiemhanoi
admin1

Là người khởi đầu cho ý tưởng website www.diadiemhanoi.vn. Tôi muốn cung cấp và giới thiệu đến bạn đọc hơn hàng trăm địa điểm tham quan hấp dẫn bậc nhất Hà Thành.Từ những quán cóc thân quen, cà phê đường phố, cho đến các điểm ăn chơi thú vị, hàng quán với những tầm view cực đẹp.

Địa điểm Hà Nội có tạo 1 group cộng đồng chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức, cẩm nang và các vấn đề ở Hà Nội. Mời bạn tham gia trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, đặt câu hỏi để được mọi người cùng giải đáp tại Group:
Địa điểm tương tự
Tổng hợp địa chỉ bán Xì Gà uy tín tại Hà Nội
03/04/2024

Bật mí địa chỉ bán xì gà ở Hà Nội chính hãng và nổi tiếng nhất

 / 

Đơn vị độ âm thành xe hơi Hà Nội uy tín
06/03/2024

Top 4 đơn vị độ âm thanh xe hơi tại Hà Nội uy tín nhất

 / 

các địa điểm ăn buffet ở hà nội
26/02/2024

List 20 các địa điểm ăn Buffet ở Hà Nội ngon rẻ

 / 

Dành cho chủ quán